Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2020

CHÁNH NIỆM trong ĐỜI THƯỜNG

Hình ảnh
CHÁNH NIỆM trong ĐỜI THƯỜNG Tuyển tập 22 Tác giả Biên tập: Cư sĩ Tâm Diệu, Nguyên Giác và Tâm Thường Định Xuất bản và phát hành: Ananda Viet Foundation, Bodhi M Foundation và Lotus Media Mùa Thành Đạo, Phật lịch 2563 Bìa và trình bày: Quảng Pháp và Thiên Nhạn   LỜI NÓI ĐẦU Với những người chưa quen thuộc với Chánh Niệm trong ý nghĩa chơn chánh, việc thực tập và tính phổ biến của Thiền pháp này như dường một phần của cơn sốt phong trào. Tuy nhiên, Phật tử đã tu tập pháp này từ rất xa xưa, vì những lý do tuyệt vời và lợi ích lớn lao. Chánh niệm cho người tu tập khả năng tiếp xúc chơn thực với người và cảnh chung quanh; đó là ý thức đạt được bằng sự chú tâm vào mục tiêu, trong khoảnh khắc hiện tại, và không đưa ra phán đoán nào. Tập Chánh niệm hàng ngày, trong các cảnh đời hàng ngày, giúp chúng ta tỉnh giác hơn, và như thế sẽ có nhận biết rõ hơn, giảm các quyết định có tính phản ứng. Nó có thể giúp phân tích các phản ứng của chúng ta trong các hoàn cảnh nào đó, để ch...

MƯỜI PHÁP QUÁN TƯỞNG

Hình ảnh
MƯỜI PHÁP QUÁN TƯỞNG Hướng dẫn hành thiền BÌNH ANSON biên soạn NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2019 Tập sách này được biên soạn dựa theo phần kết luận và hướng dẫn hành thiền trong cuốn Mindfully Facing Disease and Death: Compassionate Advice from Early Buddhist Texts (Tỉnh thức trước bệnh tật và cái chết: Lời khuyên từ bi trong kinh văn Phật giáo sơ kỳ), tác giả là Bhikkhu Anālayo, xuất bản năm 2016 và dựa theo các bài đàm luận chia sẻ Phật pháp của chúng tôi trong Room Phật giáo Nam truyền của mạng PalTalk do Tỳ-khưu Trí Đức chủ trì trong năm 2017 và 2019. Mười pháp quán tưởng trình bày trong tập sách này dựa theo lời dạy của Đức Phật cho Trưởng lão Girimānanda đang lâm trọng bệnh, được ghi lại trong bài kinh số 60, chương Mười Pháp của Tăng chi bộ, tạng Pāli (AN 10.60). Bài kinh tương đương cũng được tìm thấy trong tạng Kanjur của Phật giáo Tây Tạng, là một trong số mười ba bản kinh được một vị tỳ-khưu Sri Lanka đem đến truyền bá ở Tây Tạng trong thế kỷ 14. Thành kính xin tri ân S...

THIỀN ĐỊNH NUÔI DƯỠNG NĂNG LƯỢNG GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH TRONG MÙA DỊCH BỆNH

Hình ảnh
THIỀN ĐỊNH NUÔI DƯỠNG NĂNG LƯỢNG GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH TRONG MÙA DỊCH BỆNH Thích Giác Chinh Thiền Định nuôi dưỡng năng lượng để phòng ngừa dịch bệnh, giúp cho bạn có một đời sống Thân khỏe, Tâm an, Trí sáng. Năng lực và sức lưu chuyển của hơi thở của bạn thông qua Thiền định sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, nâng cao chất lượng của hô hấp cho phổi và não bộ, điều đó giúp bạn mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy phương pháp này giúp tạo ra lượng năng lượng bên trong các tế bào, lượng miễn dịch bên trong các tết bào não bộ giúp tăng cường miễn dịch, cho nên mang lại cho bạn có một đời sống Thân khỏe, Tâm hồn bình an, Trí sáng. Thiền định đúng cách là một phương pháp tâm linh nhưng rất thích hợp với khoa học về tinh thần học trong khoa học tâm lý trị liệu. Thiền định trong mùa dịch bệnh rất thích hợp với việc cách ly vi khuẩn vi trút, dừng việc lây lang ra diện rộng. Đơn giản và dể hiểu, vì thiền đình thường được thực hiện thực hành một mình với chính mình, thự...

KỸ NĂNG GÌ CỦA NHẬT BẢN ĐƯỢC

Hình ảnh
KỸ NĂNG GÌ CỦA NHẬT BẢN ĐƯỢC THẾ GIỚI SAO CHÉP? Steve John Powell | BBC Travel Chánh niệm đã trở nên phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, nhưng ở Nhật Bản nó đã ăn sâu vào văn hoá hàng thế kỷ. Khi tàu cao tốc shinkansen hào nhoáng lướt nhẹ nhàng vào ga, tôi thấy một nghi thức kỳ lạ bắt đầu. Trong thời gian đỗ ngắn này, người lái tàu ở toa cuối bắt đầu tự nói với bản thân. Anh ta tiến hành thực hiện một loạt nhiệm vụ, tự bình luận to tiếng với từng nhiệm vụ và làm mạnh mẽ các động tác theo từng hoạt động của tàu suốt thời gian đó. Anh ta đã làm gì vậy? Có thể nói anh ta thực hành chánh niệm (hay chính niệm). Người Nhật gọi là shisa kanko, nghĩa là 'kiểm tra và nói to', đó là việc làm chống nhầm lẫn mà các nhân viên đường sắt ở đây đã sử dụng hơn 100 năm nay. Người lái tàu chỉ tay vào vật thể cần kiểm tra, nói to tên việc làm khi thực hiện việc này, một việc tự thoại để đảm bảo không quên việc gì. Và việc này có vẻ hiệu quả. Một nghiên cứu vào 1994 của Viện...

CHÁNH NIỆM ĐỂ HÓA GIẢI CĂNG THẲNG

Hình ảnh
CHÁNH NIỆM ĐỂ HÓA GIẢI CĂNG THẲNG Thích Trung Hữu Nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ cho thấy thanh thiếu niên có mức độ căng thẳng cao hơn so với người lớn (ít nhất là trong những năm ngồi ghế học đường). Và gần một nửa số thanh thiếu niên nói rằng họ không đủ khả năng để kiểm soát sự căng thẳng (stress). Trên thực tế, có hai “chiến lược” phổ biến nhất hiện nay mà thanh thiếu niên đã sử dụng để đối phó với tình trạng căng thẳng của mình là chơi game và lướt internet. Chánh niệm (an trú hiện tại, nhận thức không phán xét) là một công cụ mạnh mẽ mà thanh thiếu niên có thể sử dụng để kiểm soát căng thẳng của họ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi thanh thiếu niên thường xuyên thực tập chánh niệm, tỷ lệ lo lắng và trầm cảm sẽ giảm, dẫn đến giấc ngủ ngon hơn, mối quan hệ tốt hơn cũng như tăng sự tự nhận thức. Tất cả những điều này đều có thể giúp giảm bớt tác động của căng thẳng. Và sau đây là một vài thực hành thiền chánh niệm mà thanh thiếu niên có thể áp dụng: 1. Chủ động...

LỢI ÍCH CỦA THIỀN

Hình ảnh
LỢI ÍCH CỦA THIỀN HT. Thích Trí Quảng Thiền được coi là cái gốc của đạo Phật. Chính Đức Phật sau bốn mươi chín ngày tư duy thiền quán dưới cội bồ-đề, Ngài đã đạt quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Trước khi Đức Phật vào đại định, Ngài đã theo học với nhiều thiền giả cùng thời với Ngài. Như vậy, có thể thấy rằng pháp tu thiền đã có trước khi Đức Phật ra đời, mà chúng ta thường gọi là thiền của ngoại đạo. Và khi Đức Phật xuất gia, tầm sư học đạo, Ngài đã tìm học với các nhà ngoại đạo đương thời, mà lúc bấy giờ có 16 cho đến 94 thứ ngoại đạo khác nhau. Tất cả những người này cũng cố tìm chân lý, hay lẽ sống tốt đẹp để dâng hiến cho đời, trong số đó, nổi bật nhất là hai thiền giả Kamala và Uất Đầu Lam Phất. Đức Phật đã học Tứ thiền với ông Kamala. Tuy vị này chưa đắc Thánh quả, nhưng pháp hành của ông cũng đem lại an lạc cho chính ông và cho một số người, và Đức Phật cũng ghi nhận kết quả tu tập của Kamala là tốt đẹp cho đời sống tâm linh của con người. Thật vậy, đối với ngư...

CHÌA KHÓA VÀO THIỀN

Hình ảnh
CHÌA KHÓA VÀO THIỀN Tác giả: Sekkei Harada Roshi Dịch giả: Nguyên Giác (Lời người dịch: Bài này nguyên tác là “The Key to Zen” của Đại sư Sekkei Harada, in trên tạp chí Lion's Roar vào tháng 4/2018. Chữ “Roshi” là danh hiệu “Lão sư,” nơi đây chúng ta dịch là “Đại sư” theo truyền thống Việt Nam. Ngài Sekkei Harada Trụ trì của Hosshin-ji, một Thiền viện Tào Động (Soto Zen) tại tỉnh Fukui, ven biển miền trung Nhật Bản. Ngài Harada sinh năm 1926 tại Okazaki, gần Nagoya, thọ đại giới tại Hosshin-ji năm 1951. Năm 1953, Harada tới Hamamatsu để học dưới hướng dẫn của Thiền sư Gien Inoue (1894-1981), và được ấn khả (xác nhận đã ngộ) năm 1957. Năm 1974, Harada được phong làm Trụ trì Hosshin-ji và chính thức được Dòng Tào Động công nhận là Thiền sư năm 1976. Từ 1982, Harada thường xuyên đi hải ngoại, hướng dẫn các khóa thiền ở Đức, Pháp, Hoa Kỳ và Ấn Độ, trong khi vẫn hướng dẫn các khóa thiền trong nước Nhật. Bài này do Lion’s Roar mô phỏng từ sách The Essence of Zen (Cốt Tủy Của Thiền)...

KHI THIỀN NI CHIYONO CHỨNG NGỘ

Hình ảnh
KHI THIỀN NI CHIYONO CHỨNG NGỘ Anh dịch: Anne Dutton Việt dịch: Nguyên GIác Mujaku Nyodai Portrait sculpture of Mugai Nyodai. 真如寺 Shinnyōji, Kyoto (Dịch theo bản Anh dịch “The Enlightenment of Chiyono” của Anne Dutton, từ các trang 173-179 của sách “Zen Sourcebook: Traditional Documents from China, Korea, and Japan” - ấn bản 2008 của nxb Hackett Publishing Company. Thiền ni Mugai Nyodai (?-1298), thường được gọi theo thế danh là Chiyono, là một trong những phụ nữ Nhật Bản đầu tiên nhận ấn khả tâm truyền từ một dòng Thiền; trường hợp của bà là nhận ấn khả từ Thiền sư Trung Hoa Wu-hsueh Tsu-yuan sang Nhật hoằng pháp. Thiền ni Chiyono sau đó trở thành một bậc thầy dạy Thiền nổi tiếng, lập ra nhiều trung tâm dạy Thiền tại Kyoto, trong đó có Chùa Keiai-ji, nơi được xem là Thiền viện hàng đầu cho các Thiền ni trong thời trung cổ Nhật Bản. Chuyện kể dưới đây cho thấy bà sinh từ giai cấp quý tộc, nhưng đã vào một chùa Thiền làm việc cực nhọc, nhiều phần hệt như Lục Tổ Huệ Năng. Chu...