Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2020

SỐ KHÔNG KỲ DIỆU

Hình ảnh
SỐ KHÔNG KỲ DIỆU Thiền Quán Thi Kệ Minh Tuệ Đỗ Minh LỜI NÓI ĐẦU Số không kỳ dieuTrong Kinh Tăng Chi, có lời Phật “Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Kẻ phàm phu ít nghe, không như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm kẻ phàm phu ít nghe, không được tu tập. Bậc hiền trí   nghe nhiều, như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm bậc hiền trí nghe nhiều, có được tu tập”. ‘Số không’ là một trong những biểu dụ để chỉ cho tâm chói sáng này. ‘Số không kỳ diệu’ gồm những bài thi kệ ngắn ghi lại những cảm hứng trên đường trở về cội nguồn nguyên thuỷ của Tâm. Xin được chia sẻ với bạn bè đồng đạo hữu duyên khát khao   cầu đạo giải thoát. Kính, Minh Tuệ Đỗ Minh Tải về: LINK

[VIDEO] Thiền thất khai thị lục

Hình ảnh
Thiền thất khai thị lục Tác giả: Thiền sư Lai Quả

[VIDEO] Thiền Sư Việt Nam

Hình ảnh
Thiền Sư Việt Nam Tác giả: HT Thích Thanh Từ

[VIDEO] Tam Tổ Trúc Lâm

Hình ảnh
Tam Tổ Trúc Lâm Tác giả: HT Thích Thanh Từ

[VIDEO] Phật Pháp với Thiền Tông

Hình ảnh
Phật Pháp với Thiền Tông Tác giả: HT Thích Duy Lực

[VIDEO] Những Vị Thiền Sư Đương Thời

Hình ảnh
Những Vị Thiền Sư Đương Thời Tác giả: Jack Korfeld

[VIDEO] Duy Lực Ngữ Lục – Quyển Thượng

Hình ảnh
Duy Lực Ngữ Lục – Quyển Thượng Tác giả: HT Thích Duy Lực

[VIDEO] Duy Lực Ngữ Lục – Quyển Hạ

Hình ảnh
Duy Lực Ngữ Lục – Quyển Hạ Tác giả: HT Thích Duy Lực

[VIDEO] Đường lối thực hành Tổ Sư Thiền - Lâm tế ngữ lục

Hình ảnh
Đường lối thực hành Tổ Sư Thiền - Lâm tế ngữ lục Tác giả: Thiền Sư Nghĩa Huyền

[VIDEO] Cội nguồn truyền thừa

Hình ảnh
Cội nguồn truyền thừa Tác giả: HT Thích Duy Lực

HOẠT DỤNG CỦA THIỀN ĐỊNH

Hình ảnh
HOẠT DỤNG CỦA THIỀN ĐỊNH Minh Mẫn Ngày nay chủ đề Thiền không còn xa lạ đối với những ai muốn tìm hiểu và muốn định nghĩa một cách minh bạch, nhưng mấy ai hiểu và cảm nhận một cách chính xác và minh bạch về những hoạt dụng của Thiền.Tùy mỗi trường phái, mỗi góc độ để nhìn và hiểu về Thiền khác nhau, từ đó, việc hành hoạt cũng khác biệt. Theo Tổ sư thiền, thoại đầu hay công án là phương tiện diệu dụng nhưng khó nuốt, đòi hỏi căn cơ bén nhạy, nhưng Như Lai thiền lại dễ hành trì, không đòi hỏi trực giác để kiến tánh như Tổ sư thiền, y cứ vào giáo pháp Như Lai mà tuần tự hành trì. Các phương pháp hành thiền này đều dựa vào kinh, luật và luận như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền Sổ tức v.v.. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh. Tổ sư thiền đòi hỏi dụng công   miên mật, không an trú vào đề mục như Như Lai thiền, luôn đặt tâm thức vào tình trạng căng t...

THIỀN

Hình ảnh
THIỀN (Trang Đỗ phỏng vấn TS Nguyễn Mạnh Hùng) Thưa tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, cơ duyên nào dẫn ông đến với Thiền và con đường tu tập đó đã kéo dài bao nhiêu năm? Tôi rất thích thiền. Không hiểu sao lại thích thiền đến thế. Từ nhỏ, ở đâu nghe nói có thiền là mon men đến xin tham gia. Tôi không bao giờ quên lần đi thiền đầu tiên: Thấy mọi người ngồi thiền im phăng phắc, tôi xin vào. Thầy bảo: "Vào đi. Ngồi xuống. Nhắm mắt lại", tôi làm theo. Thỉnh thoảng lại ti hí mở ra quan sát mọi người. Thấy tất thảy đều im phăng phắc. Sau khi thiền xong, tôi kết luận: Thiền là ngồi im, nhắm mắt. Đấy, kỷ niệm đầu đời về thiền ấu trĩ đến thế đấy! Rồi, đọc nhiều sách về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, tôi tìm đến sách về thiền với các dạng ngôn ngữ như tiếng Anh, Pháp, Nga, Việt để tìm hiểu và có kiến thức về thiền. Sau này, may mắn thay, tôi được các thầy nổi tiếng nhất Việt Nam và thế giới trực tiếp hướng dẫn thiền. Đó là thầy Thích Viên Thành, Thích Thanh Từ, Thíc...

NĂM CHƯỚNG NGẠI TRONG KHI HÀNH THIỀN

Hình ảnh
NĂM CHƯỚNG NGẠI TRONG KHI HÀNH THIỀN Thích Trung Định Trong khi thực hành thiền quán, hành giả thường hay vướng vào năm chướng ngại, mà thuật ngữ Phật học gọi là ngũ triền cái, làm cho việc thực tập thiền khó đạt được như ý muốn. Năm thứ này thường hay hiện khởi làm cho các đề mục thiền quán bị tán loạn, phân tâm và khó chú tâm đưa đến tịnh chỉ, an trú trên các đề mục thiền. Có thể hiểu ngũ triền cái là những chướng ngại về tâm. Triền là trói buộ c. Trói   buộc gì? Trói buộc chúng sanh trong khổ đau sanh tử luân hồi. Cái là che đậ y, tức màn vô minh che lấp bản tâm thanh tịnh, và trí tuệ sáng suố t. Năm triền cá i là năm pháp làm trở ngại và che lấp tâm định. “Năm chướng ngại triền cái này, này các Tỷ-kheo, bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ” đó là tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối quá, và hoài nghi. Chúng được lưu ý vì đó là các chướng ngại cho thiền mà Đức Phật đã chỉ ra. Những phiền não này không chỉ chướng ngại cho sơ thiền mà còn là áp lực chính đối v...

CHƯỚNG NGẠI TRONG VIỆC TU THIỀN LÀ GÌ?

Hình ảnh
CHƯỚNG NGẠI TRONG VIỆC TU THIỀN LÀ GÌ? Thích Nữ Hằng Như TU THIỀN PHẬT GIÁO LÀ GÌ? Thich Nu Hang NhuTu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên Thân và Tâm về những giáo lý nhà Phật mà hành giả đã học từ kinh điển hay qua sự hướng dẫn của những bậc chân nhân. Thiền hay sống Thiền là sống trọn vẹn ngay bây giờ và ở đây với cái Biết như thật về hiện tượng thế gian, không phê phán khen chê, không quay về quá khứ cũng không hướng đến tương lai hoặc dính mắc với tham dục ở hiện tại. Giáo pháp của Đức Phật để lại không ngoài mục đích giúp con người Thoát Khổ, Giác Ngộ, Giải Thoát. Và con đường đi đến Thoát khổ, Giác ngộ, Giải thoát đó phải thông qua thiền Định. Theo ngôn ngữ Phật giáo, chữ Thiền thường được kết hợp chặt chẽ với chữ Định (Samàdhi). Trạng thái ban đầu của Samãdhi trong kinh điển định nghĩa là Nhất tâm (Citta Ekagaya). Nhất tâm là trạng thái của Thiền chứng ở mức độ tịnh chỉ (Sa...

THIỀN VÀ VŨ SĨ ĐẠO

Hình ảnh
THIỀN VÀ VŨ SĨ ĐẠO (Zen and the Samurai) Nguyên tác: Suzuki Daisetsu Dịch chú: Nguyễn Nam Trân Đôi lời giới thiệu: Bài viết dưới đây là bản dịch Chương IV của tác phẩm Zen and Japanese Culture (Thiền và văn hóa Nhật Bản, bản hiệu đính năm 1958, từ trang 61 đến 85) của học giả Suzuki Daisetsu. Ông là một triết gia chuyên về triết học Phật giáo, tên thật là Suzuki Teitarô (Linh Mộc Trinh Thái Lang). Ông ra đời vào năm 1870 tại thành phố Kanazawa, thuộc Ishikawa, một tỉnh miền trung đảo Honshuu nhìn về hướng đại lục. Tốt nghiệp khoa triết Đại học đế quốc Đông Kinh, từng tham thiền tại chùa Viên Giác (Engakuji) ở Kamakura, nhận đạo hiệu Daisetsu (Đại Chuyết) nghĩa là Kẻ Hết Sức Vụng Về. Năm 1897 ông sang Mỹ và làm việc trong ngành xuất bản ở bang Illinois. Trong thời gian đó, đã viết Discourse on the Awakening of Faith in the Mahayana (Đại thừa khởi tín luận, 1900) và Outlines of Mahayana Buddhism (Đại thừa Phật giáo khái luận, 1907). Sau khi về nước, dạy học ở Đại học Gakushuu...