Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2022

Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ

Hình ảnh
  Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai (Tháng 8 năm 2014)   BẢN DỊCH TÂM KINH MỚI BẰNG VĂN TRƯỜNG HÀNG   Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ     Bồ-tát Avalokiteśvara, trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác qua bờ, bỗng khám phá ra rằng tất cả năm uẩn đều trống rỗng, tất cả đều là cái không. Giác ngộ điều ấy xong, bồ-tát vượt qua được mọi khổ đau ách nạn.   “Này Śāriputra, hình hài này chính là cái không và cái không cũng chính là hình hài này. Hình hài này không phải là một cái gì khác với cái không và cái không cũng không phải là một cái gì khác với hình hài này. Điều này cũng đúng với các cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức.   “Này Śāriputra, tất cả mọi hiện tượng đều mang theo tướng không, không hiện tượng nào thực sự có sinh, có diệt, có có, có không, có dơ, có sạch, có thêm và có bớt.   “Chính vì vậy mà trong cái không, năm uẩn là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức đều không có mặt như những thực t...

Kinh Nghĩa Túc – Đạo Bụt nguyên chất

Hình ảnh
Đạo Bụt Nguyên Chất là một cuốn sách gồm có 16 bài kinh rất nguyên chất, rất cổ xưa về văn và về nghĩa, được Bụt nói vào những năm đầu khi Ngài mới thành đạo. Những kinh này được dịch từ kinh Nghĩa Túc phẩm thứ tư của kinh tập (Sutta- Nipàta).     Nghĩa là ý nghĩa. Ý nghĩa ở đây là ý nghĩa của giáo lý Bụt dạy. Túc nghĩa là bàn chân, bước chân hay những câu thi kệ. Tiếng Phạn là Arthapada. Artha (Pali: Attha) là nghĩa. Pada (Pali cũng là Pada) là bàn chân, bước chân, hay câu thi kệ. Ta có thể định nghĩa: Nghĩa Túc là bước chân giáo nghĩa hoặc những câu thi kệ chuyên chở giáo nghĩa.     Kinh Nghĩa Túc hiện có mặt trong tạng kinh Pali và cũng có mặt trong tạng Hán. Năm 1916, một học giả tên A.F. Rudolf Hoernk khai quật được năm tờ kinh bằng tiếng Phạn của kinh Nghĩa Túc. Nơi mà giáo sư Hoernk khám phá được năm tờ kinh Nghĩa Túc bằng tiếng Phạn ấy là di tích một kiến trúc ở Khadalik bị chôn vùi trong cát của miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ (Eastern Turkestan). Các kinh ...

Kinh Hoa Hương

Hình ảnh
Hoa Hương Phẩm Pháp Cú Kinh đệ thập nhị 華香品法句經第十二 Kinh Hoa Hương Dịch từ kinh Pháp Cú trong Hán tạng Phẩm thứ 12   Phẩm này có 16 bài kệ. Có hoa lại còn có hương. Hoa mà không hương thì chưa phải là cái mà ta mong ước. Hương là hương đức hạnh, hương tuệ giác; gần người hiền, ta được thưởng thức và được thấm nhuần. Bài kệ thứ 8 và thứ 9 nhấn mạnh về điểm ấy.   Hoa cũng có hoa thật và hoa giả. Những tràng hoa giả là những tràng hoa cạm bẫy của dục lạc do ma vương hóa hiện để đánh lừa ta, như những con mồi hấp dẫn trong ấy có giấu một lưỡi câu. Hoa thật là những đóa hoa có hương thơm đức hạnh. Bài kệ thứ 4 và thứ 5 cho ta thấy tuy hình hài kia xinh đẹp như một bông hoa, nhưng nó vô thường như bọt nước, ta phải tìm cầu một cái gì có giá trị cao khiết hơn, đó là đóa hoa giác ngộ, đóa hoa giải thoát sinh tử.   Bài kệ thứ 7 nói về phong thái cần có của một vị xuất gia: Vị Sa Môn đi vào xóm làng để khất thực phải như một con ong đi thăm hoa, chỉ lấy chút vị ng...