Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2020

CÓ MỘT “BUDDHA YOGA” ĐỘC ĐÁO Ở THÀNH PHỐ BUỒN ĐÀ LẠT

Hình ảnh
  CÓ MỘT “BUDDHA YOGA” ĐỘC ĐÁO Ở THÀNH PHỐ BUỒN ĐÀ LẠT ___________________________________ Mới đây Thượng tọa Thích Huệ Đăng (Trụ trì chùa Thanh Quang, Đà Lạt) đã mở ra một trung tâm yoga gọi là Buddha yoga , tức yoga kết hợp với chân lý Phật giáo. Có lẽ đây là nơi duy nhất trên thế giới, trong một lớp tập yoga học viên sẽ được nghe một vị cao tăng truyền thụ giáo lý nhà Phật! Tôi đến chùa Thanh Quang vào lúc sáng sớm một ngày cuối tuần. Sau khi chào hỏi Thượng tọa Huệ Đăng vài câu thì đã đến giờ thầy lên lớp yoga để… thuyết Pháp. Năm trước đến đây, chúng tôi đã được nghe thầy nói về ý định mở một trung tâm yoga trong khuôn viên chùa. Và hiện tại thì trung tâm này đã hoàn thành và khai giảng được khóa thứ 2. Tôi được thầy Huệ Đăng mời tham dự lớp để hiểu rõ được những nét đặc biệt của trung tâm này so với các trung tâm yoga khác là như thế nào. Đây là Trung tâm Buddha yoga, nghĩa là yoga kết hợp với chân lý Phật giáo. Hiện tại, đây là một mô hình yoga khá xa lạ, nếu không...

NIỆM PHẬT TRONG THIỀN QUÁN

Hình ảnh
  NIỆM PHẬT TRONG THIỀN QUÁN Thích Thái Hòa Chùa Phước Duyên – Huế 2563 – 2020 Niệm Phật Trong Thiền Quán Đức Phật dạy: “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác…”. Lời dạy ấy đã được Ngài khai triển một cách thực tế và rộng sâu xuyên suốt các thời kỳ Thuyết pháp của Ngài, từ Bồ đề Đạo tràng sau khi Ngài thành đạo cho đến Kusinaga trước khi Ngài nhập Niết bàn, cho nhiều thính chúng đệ tử xuất gia và tại gia của Ngài, cũng nhƣ mọi thành phần xã hội từ giai cấp cao quý Bà-la-môn đến giai cấp tiện dân Thủ-đà-la và cho những Du sĩ, Sa môn các tôn giáo của xã hội Ấn Độ bấy giờ. Lời dạy ấy của đức Thế Tôn, không dừng lại ở thế giới loài ngƣời phàm tục mà còn ngay cả cho thế giới chư thiên thuộc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, cũng như thế giới của các bậc Thánh, như Thanh văn, Duyên giác và các hàng Bồ tát đã trải qua các địa vị tu tập nữa. Không có tâm thì lấy gì để sống? Không có tâm thì lấy gì để phân biệt, hiểu biết và làm chủ não cho hành động? Nếu có tâm mà tâm...

NHỮNG LỜI DẠY CỦA THIỀN SƯ AJAAN SAO KANTASĪLO (1861-1941)

Hình ảnh
  NHỮNG LỜI DẠY CỦA THIỀN SƯ AJAAN SAO KANTASĪLO (1861-1941) Hồi tưởng của Phra Ajaan Phut Ṭhāniyo Phiên dịch từ tiếng thái bởi Thanissaro Bhikkhu Việt dịch: Thái Bình Ajahn Sao KantasīloĐôi nét về ngài: Thiền sư Ajaan Sao Kantasīlo (1861-1941), là người đã cùng với học trò của mình là Thiền sư Ajaan Mun, thiết lập nên Truyền thống thiền rừng Thái Lan. Là một vị sơn tăng tu hạnh đầu đà thực thụ, ngài không để lại bất cứ ghi chép nào về lời dạy của mình. Tuy nhiên, một đệ tử của ngài, Phra Ajaan Phut Ṭhāniyo, đã thuật lại đôi nét về hành trạng của Ajaan Sao trong một bài nói Pháp với tiêu đề : "Những lời dạy của Thiền sư Ajaan Sao Kantasīlo, hồi tưởng của Phra Ajaan Phut Ṭhāniyo." Trong thời đại này của chúng ta, việc thực hành đi vào trong rừng để hành thiền và tuân theo các khổ hạnh đầu đà bắt đầu với Thiền sư Ajaan Sao Kantasīlo, thầy của Thiền sư Ajaan Mun, và thông qua ngài, là Phra Ajaan Singh và Phra Ajaan Lee. Thiền sư Ajaan Sao có tính cách thiên về, không...

ĂN CHÁNH NIỆM

Hình ảnh
  ĂN CHÁNH NIỆM (Trích từ HIỂU BIẾT TRỌN VẸN do Hòa thượng Sīllānanda giảng, Sư Khánh Hỷ Soạn dịch) Tỳ khưu Khánh Hỷ Hôm nay đề tài mà tôi muốn nói với các bạn là tỉnh giác hay hiểu biết sáng suốt trong khi ăn. Cơ thể chúng ta cần thức ăn mỗi ngày, bởi vậy hàng ngày chúng ta cần phải ăn để sống. Thức ăn trở thành một nhu cầu thiết yếu và lớn lao của cuộc sống. Chúng ta phải bỏ ra nhiều thì giờ để ăn, nghĩa là phải tốn thì giờ để kiếm thức ăn, để nấu, để ăn, rồi phải rửa dọn son, nồi, chén, bát nữa. Nhưng không phải mọi người đều ăn một cách tỉnh giác hay sáng suốt. Một số người ăn kiêng theo sức khỏe của họ, và họ phải trả một số tiền cho việc ăn uống kiêng khem này. Chúng ta được may mắn hơn vì chúng ta biết hành Thiền Minh Sát. Thiền Minh Sát đã dạy cho chúng ta phải ăn một cách thông minh, sáng suốt. Thiền Minh Sát dạy chúng ta phải chú tâm vào mọi tác động bao gồm trong sự ăn. Nhờ chú tâm như thế nên chúng ta có thêm sức khỏe đồng thời có thể đạt được những tuệ giác m...

TUỆ PHÁT TRIỂN ĐỊNH

Hình ảnh
  TUỆ PHÁT TRIỂN ĐỊNH Chỉ dẫn thực hành các phương pháp thiền của Đức Phật Tác giả: Ācariya Mahā Boowa Ñāṇasampanno Dịch sang tiếng Anh: Ācariya Paññāvaḍḍho Thera Dịch sang tiếng Việt: PT Minh Hạnh , Diệu Hạnh Nhà xuất bản Hồng Đức Tuệ Phát Triển Định - Ajahn Maha Bua MỤC LỤC Ācariya Mahā Boowa Ñāṇasampanno Tác giả: Ngài Ācariya Mahā Boowa Ñāṇasampanno Lời giới thiệu Giới Định 1 Định 2 Định 3 Tuệ Từ vựng Lời tán dương của Ngài Ācariya Mahā Boowa LỜI GIỚI THIỆU Ācariya Paññāvaḍḍho Dịch giả: Ācariya Paññāvaḍḍho Cuốn sách ‘Tuệ phát triển Định” này là một trong số ít sách do Ācariya Mahā Boowa (Bhikkhu Ñāṇasampanno) viết. Ngài trụ trì Thiền viện Trong rừng Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên. Sau khi rời trường học, ngài đã tới chùa Bodhisomporn ở Udonthani, nơi ngài thọ giới Sāmanera theo Đại đức Chao Khun Dhammachedi. Khi ngài đến tuổi trưởng thành, ngài được thọ giới Tỳ-kheo và ít lâu sau ra đi tìm...

VÌ LỢI ÍCH CỦA NHIỀU NGƯỜI Giải đáp thắc mắc của Thiền sinh Vipassana

Hình ảnh
  VÌ LỢI ÍCH CỦA NHIỀU NGƯỜI Giải đáp thắc mắc của Thiền sinh Vipassana S.N. Goenka Mục lục Vì lợi ích của nhiều người - S.N. Goenka cover1. Cách tổ chức các khóa thiền 2. Vì lợi lạc của nhiều người 3. Làm thế nào để phục vụ sự lợi lạc của chính mình 4. Phục vụ để giúp bánh xe Dhamma luân chuyển 5. Dương cao ngọn đuốc Dhamma 6. Sự sáng lạn của Dhamma 7. Làm thế nào để củng cố một trung tâm Dhamma 8. Con thuyền Dhamma 9. Dhamma sẽ lan truyền như thế nào 10.Tinh túy của Dhamma 11.Dâng hiến Dhamma 12.Ánh sáng lớn mạnh của Dhamma 13.Tình hữu nghị Dhamma 14.Dhamma: Xóa tan bóng tối 15.Gia đình Dhamma 16.Dhamma dành cho mọi người 17.Phục vụ chính mình và người khác 18.Sự ngọt ngào của Dhamma 19.Thời đại mới của Dhamma 20.Nhiệm vụ trước mặt 21.Hãy để Dhamma tỏa chiếu trong sự tinh khiết 22.Quyết tâm Dhamma 23.Trách nhiệm của sự phục vụ Dhamma 24.Sự quan trọng của việc hành thiền hằng ngày 25.Nguyện cho sứ mệnh Dhamma của ngài Sayagyi...

CHỈ MỖI CHÁNH NIỆM THÌ KHÔNG ĐỦ

Hình ảnh
  CHỈ MỖI CHÁNH NIỆM THÌ KHÔNG ĐỦ TS Sayadaw U Tejaniya Sư Tâm Pháp dịch Thiền viện Shwe Oo Min Dhamma Sukkha Taywa NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMA SAMBUDDHASSA Con xin đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc A-la-hán cao thượng, Đấng Chánh Đẳng Chánh Giác Sayadaw U Tejaniya Thiền sư Sayadaw U Tejaniya MỤC LỤC Lời cảm tạ Chúng ta thực hành vì muốn hiểu biết Độc giả thân mến Vấn đáp về pháp hành Vấn đáp về thuật ngữ Cùng đọc và suy ngẫm Cuốn sách này là một món quà Pháp và không được bán dưới bất kỳ hình thức nào. Bạn có thể phôtô để dùng riêng hay để tặng cho bạn bè. Mọi hình thức in ấn toàn bộ hay một phần cuốn sách này để phát hành đều không được phép. Phân phát dưới dạng file vi tính hoặc qua Internet, toàn bộ hay một phần cuốn sách này, cũng không được phép. Copyright © Ashin Tejaniya 2006 LỜI CẢM TẠ Tấm lòng tri ân sâu sắc của tôi xin được kính dâng lên cố Đại Trưởng lão Thiền sư Shwe Oo Min Sayadaw Bhaddanta Kosalla Maha...

TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THIỀN SƯ S. N. GOENKA

Hình ảnh
  TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THIỀN SƯ S. N. GOENKA Thiền Vipassana Khóa thiền Vipassana Mười Ngày do Thiền sư S.N. Goenka hướng dẫn Nguyên tác: "The Discourse Summaries of S.N. Goenka" Do William hart tóm lược Lời nói đầu Thiền sư Goenka nói: "Giải thoát chỉ có thể đạt được bằng sự tu tập, chứ không phải bằng việc bàn luận suông". Một khóa Thiền Vipassana là cơ hội để bước đi những bước chắc chắn tiến đến giải thoát. Trong một khóa tu như thế, người tham dự sẽ học được cách làm cho tâm hết căng thẳng và xóa tan các thành kiến sai lầm gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày. Bằng cách tu tập này, ta bắt đầu biết cách sống từng giây phút an lạc, hữu ích và hạnh phúc. Đồng thời, ta bắt đầu tiến tới mục tiêu cao cả nhất mà nhân loại tìm cầu: thanh lọc tâm, thoát khỏi mọi đau khổ và giác ngộ hoàn toàn.             Tất cả những điều này không thể đạt được bằng sự suy tưởng hoặc mong ước. Ta phải thực sự cất bước lên đường ...

NHẬN THỨC VỀ THIỀN HỌC

Hình ảnh
  NHẬN THỨC VỀ THIỀN HỌC Thích Thắng Hoan Phật lịch 2564 – Dương lịch 2020 MỤC LỤC VÀO ĐỀ I.- Ý NGHĨA THIỀN ĐỊNH. 1.- Định Nghĩa: 2.- Phương Pháp Tu Tập Chỉ Quán: A,- Phương Trình Tu Chỉ a/,- Sự Quan Hệ của Ba Công Thức, b/,- Sự Tác Dụng của Ba Công Thức, 1,- Thân Nghiệp, 2,- Tức Nghiệp, 3,- Tâm Nghiệp. B,- Phương Trình Tu Tập: 1,- Điều Thân 2,- Điều Tức, 3,- Điều Tâm. II.- PHƯƠNG PHÁP TU TẬP THIỀN QUÁN. 1.- TỨ NIỆM XỨ. 1>- Quán Thân Bất Tịnh: a>- Đối Trị Ái Dục (tha quán) b>- Đối Trị Cháp Trước (tự quán)   c>- Quán Chiếu Tìm Duyên (tự quán) 1>- Quán thân nơi thân 2>- Quán thọ nơi thọ 3>- Quán tâm nơi tâm 4>- Quán pháp nơi pháp d>- Quán Chiếu Tìm Tánh (tự quán) 1>- Quán thân trong thân 2>- Quán thọ trong thọ 3>- Quán tâm trong tâm 4>- Quán pháp trong pháp.   2.- TỨ CHÁNH CẦN a>- Điều ác đã sanh, phải chuyên cần diệt trừ, b>- Điều ác chưa sanh, phải chuyên cần...